Kinh tế phát triển, mức sống người dân được nâng cao, nhu cầu về mua sắm ngày càng mạnh mẽ. Do đó nhiều các Trung Tâm Thương Mại đã mở ra với hàng hóa đa dạng cả về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giúp cho người tiêu dùng an tâm hơn khi mua sắm. Nhưng cũng chính vì vậy mà số lượng người tiêu dùng đến mua sắm rất đông thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các Trung Tâm Thương Mại cần phải có sự bảo đảm an toàn, an ninh cho người tiêu dùng cũng như cho doanh nghiệp, tránh bị thất thoát.
Thiên Bình đã triển khai rất nhiều những dự án bảo vệ trung tâm thương mại, siêu thị, đặc biêt là dự án bảo vệ hệ thống siêu thị Big C, hệ thống siêu thị Qmart. Qua triển khai dự án thực tế, các chuyên viên nghiệp vụ của Thiên Bình đã tổng hợp ra nhiều những kinh nghiệm, phân tích để đưa ra những phương án bảo vệ tốt nhất hoạt động kinh doanh của các trung tâm tâm thương mại.
1. Nhiệm vụ của bảo vệ Trung Tâm Thương Mại – Siêu Thị
- Bảo vệ sự an toàn về tính mạng cho những khách hàng đang thăm quan và mua sắm tại siêu thị.
- Bảo vệ tài sản của Trung Tâm Thương Mại, không để xảy ra trộm cắp, bóc phá hàng hóa.
- Thông báo, nhắc nhở những quy định của siêu thị để khách hàng và những người ra vào siêu thị tuân theo.
- Giám sát, và xử lý nhanh những sự cố xảy ra trong siêu thị như cháy nổ, tai nạn…
- Ở từng vị trí cụ thể, nhân viên sẽ được phân công những công việc khác nhau, phù hợp với khả năng và nghiệp vụ được đào tạo.
2. Các vị trí cần bảo vệ trong Trung Tâm Thương Mại – Siêu Thị
- Cổng hành chính ra vào tại các trung tâm thương mại.
- Cổng ra vào dành cho khách hàng.
- Tuần tra.
- Giao nhận hàng hóa tại kho.
3. Nhiệm vụ của các vị trị tại Trung Tâm Thương Mại
Vị trí cổng chính:
Thực hiện việc đăng ký thông tin
Nhân viên bảo vệ phải đảm bảo rằng mọi người khi vào siêu thị phải làm thủ tục đăng ký, đồng thời phải được sự đồng ý của ban giám đốc hoặc người có trách nhiệm liên quan.
Tại văn phòng chính, nhân viên bảo vệ thực hiện làm thủ tục đăng ký họ tên và phát thẻ cho khách vào tham quan, hướng dẫn vào TTTM theo lối vào của nhân viên.
Ngoài ra, một điều quan trọng khác nhân viên bảo vệ trung tâm thương mại phải thực hiện là giữ các loại giấy tờ: giấy giới thiệu, giấy phép lái xe. Để đối chiếu và ghi lại những thông tin cần thiết, thời gian vào liên hệ công tác và nội dung công việc.
+ Đối với khách đến liên hệ công tác:
Các bảo vệ phải liên hệ với văn phòng hoặc bộ phận mà khách hàng muốn gặp để trao đổi công việc. Nhân viên bảo vệ thực hiện phát thẻ và hướng dẫn khách hàng đến địa chỉ của bộ phận cần gặp.
+ Đối với nhà thầu công ty cung cấp dịch vụ:
Khi nhà thầu đến bảo vệ yêu cầu xuất tình các giấy tờ cần thiết như giấy phép làm việc, ghi nhận lại các thông tin và cấp thẻ “thầu phụ” nhân viên bảo vệ, rùi dẫn tới địa điểm làm việc. Trong quá trình nhân việc của nhà thầu làm việc, nhân viên bảo vệ sẽ đứng giám sát, ghi nhận lại các công cụ, dụng cụ và thiết bị nhân viên nhà thầu tới làm việc trước và sau khi họ rời khỏi siêu thị.
+ Với nhân viên tiếp thị của nhà cung cấp:
Bản danh sách và hình ảnh của nhân viên tiếp thị phải được chấp thuận bởi giám đốc siêu thị bảo vệ tại cổng hành chính. Giữ lại chứng minh thư và ghi lại thông tin cá nhân, rùi phát thẻ cho nhân viên tiếp thị. Giấy tờ gốc của nhân viên tiếp thị sẽ được hoàn trả sau khi nhân viên tiếp thị xong việc ra về.
Nhân viên tiếp thị khi vào siêu thị phải mặc đồng phục của nhà cung cấp, đeo bảng tên, và không mang những chất dễ gây nổ, chất phóng xa, vũ khí… vào siêu thị.
Sự thay đổi về nhân sự, chương trình hay khuyên mại… đều phải được cập nhật kịp thời cho ban giám đốc và bộ phận an ninh để tiện cho quá trình theo dõi và giám sát.
Nội quy ra vào Trung Tâm Thương Mại
+ Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ tại cổng hành chính:
Kiểm tra xem nhân viên có mặc đồng phục, đeo thẻ tên có đúng quy định không, có quẹt thẻ không.
Các vật dụng cá nhân do nhân viên ký gửi tại cổng hành chính phải được quản lý.
Những khách thăm quan thì nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ hướng dẫn và liên hệ với phòng ban có liên quan.
Tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy và nguyên tắc của siêu thị.
Các thông tin phải được ghi và lưu vào sổ trực ca hàng ngày.
Kiểm soát và ghi nhận thông tin nhân viên cuối cùng ra khỏi siêu thị, thời gian đóng, khóa cửa siêu thị.
Nếu có sự cố xảy ra, nhân viên bảo vệ tìm hiểu nguyên nhân, sau đó thông báo cho trưởng phòng an ninh siêu thị, quản lý nhóm ngành hàng trong ca trực hoặc công an.
Các nhân viên khi rời khỏi siêu thị phải được soát người, nhằm tránh việc hàng hóa siêu thị bị tuồn ra ngoài gây thất thoát.
Dán tem hàng hóa tài sản và giấy phép ra cổng
+ Bảo vệ dán tem các hàng hóa và tài sản:
Các hàng hóa tiêu dùng nội bộ phải được bảo vệ trung tâm thương mại kiểm tra, đối chiếu với các hóa đơn. Sau khi kiểm tra, tất cả các các hàng hóa khớp với giấy tờ bảo vệ sẽ ký xác nhận, cuối ngày toàn bộ chứng từ sẽ được chuyển về bộ phận thủ quỹ siêu thị.
+ Giấy phép ra cổng:
Những tài sản của siêu thị mang ra ngoài sửa chữa, hay chuyển tới các siêu thị khác, hàng mẫu, tài sản nhà cung cấp mang ra khỏi siêu thị… cần phải được cấp giấy phép ra cổng.
Giấy phép ra cổng được lập thành 3 liên.
Liên một : được bảo vệ giữ.
Liên hai: do bộ phận, ngành hàng có liên quan giữ.
Liên ba: ban giám đốc siêu thị giữ.
Vị trí cổng dành cho khách hàng
Nhân viên được phân công đứng tại vị trí này phải luôn niềm nở, nhanh nhẹn, lịch sự, chào mời khi có khách hàng ra vào siêu thị.
Chú ý thái độ và hành vị của khách hàng để giám sát, đề phòng kẻ gian trà trộn vào lấy cắp hàng hóa trong siêu thị.
Khi có yêu cầu nhân viên dẫn khách tới các quầy hàng cần mua.
Với những trường hợp khách hàng có khiếu nại về hàng hóa nhân viên bảo vệ trung tâm thương mại hướng dẫn khách hàng liên hệ với bộ phận hậu mãi để giải quyêt.
Trong trường hợp có nghi vấn cần kiểm tra người, nhân viên bảo vệ cửa ra vào liên lạc với bộ phận tuần tra cùng thực hiện việc kiểm tra, khám xét.
Giữ liên lạc liên tục với các vị trí.
Vị trí tuần tra
Đảm bảo các vị trí làm việc đúng theo sự phân công, không để xảy ra việc tự ý bỏ chốt.
Quan sát tổng thể để phát hiện và ngăn ngừa việc nhân viên hoặc khách hàng trao đổi hàng hóa.
Nếu phát hiện những khách hàng có hành vi ngồi trên xe đẩy, hoặc hút thuốc trong siêu thị phải nhắc nhở ngay.
Nếu phát hiện các đối tượng nghi vấn phải báo cáo cho ca trưởng hoặc chỉ huy.
Với những hàng hóa khách hàng sử dụng, ăn uống ngay trong siêu thị nhân viên siêu thị phải yêu cầu khách hàng thanh toán ngay tại các quầy thu ngân.
Với những khách hàng làm bể vỡ sản phẩm, nhân viên cũng yêu cầu khách hàng thành toán tại quầy thu ngân, nếu do nhân viên siêu thị gây ra thì phải lập biên bản, yêu cầu quản lý nhóm ngành hàng xác minh làm rõ.
Nếu khách hàng bóc phá hàng hóa nhân viên bảo vệ cũng yêu cầu khách hàng thanh toán số hàng hóa này.
Những nhân viên siêu thị không mặc đồng phục, đeo thẻ hay ăn uống trong siêu thị nhân viên bảo vệ phải lập biên bản cho an ninh siêu thị.
Với những gian hàng có dấu hiệu không an toàn, nhân viên bảo vệ yêu cầu gian hàng đó sắp xếp lại để đảm bảo an toàn cho khách trong siêu thị.
Những nhân viên siêu thị ngồi trên xe đẩy, nhân viên bảo vệ phải yêu cầu xuống ngay.
+ Tại quầy thu ngân:
Nhân viên bảo vệ tuần tra đằng sau vị trí thu ngân.
Đảm bảo không còn hàng hóa tại quầy thu ngân.
Kiểm tra ngẫu nhiên việc thu ngân tính tiền cho khách hàng.
Đảm bảo nhân viên thu ngân kiểm tra đúng và đủ số lượng hàng hóa, bao bì, và tất cả các hàng hóa đều phải được scan để tính tiền.
Các thùng carton cũng phải được kiểm tra cẩn thận để tránh việc hàng hóa được giấu trong đó.
Nhân viên bảo vệ kiểm tra tình trạng niêm phong của các thùng hàng
Nhân viên bảo vệ phải thực hiện việc kiểm tra một cách chặt chẽ và chính xác.
Vị trí giao nhận hàng hóa tại kho
Nhân viên làm nhiệm vụ giao nhận phải ghi chép đẩy đủ các thông tin có liên quan đến mặt hàng được nhập vào kho. Nếu có sự nghi ngờ, thì phải yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ kiện hàng.
Các kết quả kiểm tra hàng ngày sẽ được nhân viên bảo vệ chuyển lên cho ban giám đốc siêu thị.
Nhân viên bảo vệ nhắc nhở nhân viên giao nhận hàng phải niêm phong các thùng hàng và chằng buộc cẩn thận sau khi đã được kiểm tra trước khi chuyển vào kho hàng.
Nhân viên bảo vệ chỉ cho phép hàng hóa vào kho khi các thủ tục, biên bản đã được ký kết hoàn tất.
Nhắc nhở nhân viên của nhà cung cấp phải đeo thẻ đẩy đủ khi giao nhận hàng hóa.
Cấm các nhân viên hút thuốc trong khu vực giao nhận hàng.
Trong quá trình làm việc với nhiều đối tác, dịch vụ của Bảo Vệ Thiên Bình luôn được khách hàng đánh giá cao. Nhân viên bảo vệ luôn làm việc với tinh thần cao, đạo đức tốt, dược đào tạo kĩ năng nghiệp vụ bài bản, quá trình tổ chức quản lý khoa học. Với kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ, Thiên Bình tự tin sẽ đưa đến những giải pháp an ninh siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp nhất tới quý khách hàng.